Theétđìnhchỉhọchạhạnhkiểmhainamsinhđáđồng hồ huaweio ông Lâm Huy Hoàng, Hiệu trưởng trường THCS Đống Đa, hai học sinh lớp 9A5 đánh nhau vào trưa 25/10. Mâu thuẫn bắt nguồn từ việc một nam sinh đánh rơi 500.000 đồng, bạn nhặt được nhưng lại đưa cho người khác. Nam sinh đánh rơi tiền hỏi nhiều lần nhưng bạn không trả lời nên đã lao vào đè cổ, đánh tới tấp.
Lúc này, một học sinh đứng quay video và nhiều em khác vây xem. Vì là lúc chuẩn bị nghỉ trưa nên giáo viên, giám thị không phát hiện kịp thời.
Ông Hoàng cho hay ngày 29/10, gia đình học sinh đánh bạn đã xin lỗi và hứa sẽ bồi thường thuốc men cho nam sinh bị đánh.
"Em đánh bạn đã hối hận với hành vi của mình. Gia đình nam sinh bị đánh cũng mong cả hai được học tập bình thường", ông Hoàng nói.
Tối 30/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo Bình Thạnh đưa ra hướng xử lý, yêu cầu trường THCS Đống Đa thành lập hội đồng kỷ luật nhằm răn đe và giáo dục học sinh. Theo hướng dẫn của phòng, hai học sinh trực tiếp liên quan đến vụ việc sẽ bị xem xét tạm đình chỉ học tập 1-2 tuần, hạ hạnh kiểm học kỳ I. Những học sinh đứng xem và quay video bị kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm, có thể khiển trách và thông báo với phụ huynh.
Trong buổi chào cờ, hiệu trưởng phải nêu sự việc nhằm răn đe, nhắc nhở, giáo dục học sinh trong toàn trường không để xảy ra sự việc tương tự.
Ban giám hiệu trường THCS Đống Đa cũng bị phê bình. Phòng Giáo dục và Đào tạo Bình Thạnh yêu cầu tất cả trường học trên địa bàn lưu ý công tác quản lý, tư vấn tâm lý học sinh, giáo dục kỹ năng sống, ngăn ngừa bạo lực học đường.
Từ đầu năm học mới đến nay, các vụ học sinh đánh nhau xảy ra liên tục tại Nghệ An, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hà Nội, TP HCM.
Trong báo cáo tổng kết năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định bạo lực học đường còn xảy ra ở nhiều nơi, là một trong những tồn tại của ngành. Bộ ước tính gần 7.100 học sinh liên quan tới bạo lực học đường trong năm ngoái. Theo quy định, việc kỷ luật học sinh vi phạm hiện gồm ba hình thức: nhắc nhở, khiển trách và tạm dừng học có thời hạn.
Lệ Nguyễn